Luật mới chống khủng bố cá nhân vừa áp dụng, cảnh sát Hàn Quốc rối loạn phân quyền
Một tháng sau khi luật chống đe dọa công cộng chính thức có hiệu lực, lực lượng cảnh sát Hàn Quốc rơi vào tình trạng hỗn loạn khi chưa có hướng dẫn rõ ràng về thẩm quyền xử lý.

Theo các nguồn tin địa phương ngày 28/4, dù Quốc hội đã thông qua sửa đổi Bộ luật Hình sự nhằm đối phó với các hành vi đe dọa bạo lực ngẫu nhiên, từ trên mạng đến ngoài đời, nhưng thực tế triển khai cho thấy sự lúng túng lan rộng trong hệ thống thực thi pháp luật.
Tại nhiều đồn cảnh sát, các bộ phận hình sự và tội phạm mạng đang đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, viện dẫn việc "không thuộc phạm vi thẩm quyền xử lý".
Một quan chức thừa nhận với Yonhap News rằng, ngay cả khi nhận được tố giác, đơn vị hình sự cũng chuyền vụ việc sang đơn vị tội phạm mạng vì liên quan đến bài đăng trên internet, trong khi đơn vị mạng lại từ chối vì không trực tiếp phụ trách hành vi bạo lực offline.
Trong lúc đó, Văn phòng Điều tra Quốc gia vẫn chưa ban hành chỉ thị thống nhất nào, khiến việc phân xử vụ việc rơi vào tình trạng trì trệ nghiêm trọng. Luật mới bổ sung Điều 116-2 vào Bộ luật Hình sự quy định rõ ràng rằng các hành vi đe dọa gây tổn hại đến tính mạng hoặc thân thể của người bất kỳ sẽ bị phạt tới 5 năm tù hoặc 20 triệu won tiền phạt.
Đối với trường hợp tái phạm, hình phạt thậm chí có thể tăng thêm 50%. Dù khung hình phạt khá nghiêm ngặt, sự hỗn loạn trong hệ thống thực thi đang làm suy yếu mục tiêu ban đầu của luật là răn đe và ngăn ngừa hành vi đe dọa công khai. Một số vụ việc đã xảy ra cho thấy những lỗ hổng trong quá trình thực thi. Tại Cheonan, một người đàn ông đe dọa giết một chính trị gia ngay trong trường tiểu học và bị bắt theo luật mới.
Tuy nhiên, tại Yongin, dù cảnh sát đã yêu cầu lệnh bắt giữ đối với một nghi phạm đe dọa thực hiện vụ tấn công bằng dao nếu Tòa Hiến pháp xác nhận luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol, yêu cầu đã bị tòa án bác bỏ do thiếu chứng cứ về tính cấp thiết.
Cảnh sát quốc gia hiện đang gấp rút thảo luận nội bộ và cam kết sẽ sớm ban hành hướng dẫn chi tiết, tạm thời chỉ đạo rằng các vụ việc xảy ra trên mạng sẽ do Đơn vị tội phạm mạng phụ trách, còn các vụ việc ngoài đời thực do Đơn vị điều tra hình sự xử lý. Tuy nhiên, trước khi có quy chuẩn vận hành thống nhất, khả năng thi hành luật chống đe dọa công cộng vẫn đứng trước nguy cơ trở thành "con hổ giấy".
Bình luận 0

Tin tức
Cử tri khuyết tật vẫn gặp nhiều rào cản khi tham gia bầu cử

Người đứng sau BTS có phải ngồi tù không?

Ma túy thế hệ mới tràn lan 10X Hàn Quốc

Thẩm phán xử cựu Tổng thống Yoon Suk-yeol bị tố nhận tiếp đãi ở tụ điểm trái phép!

Lee Jun Seok ngụy biện bằng ví dụ sai lệch về Canada và Mỹ để phân biệt người lao động nước ngoài tại Hàn Quốc

Ứng viên tổng thống Lee Jun Seok: Chính sách phân biệt đối xử với người nước ngoài xem nhẹ cả Hiến pháp lẫn nhân quyền

Phân tích chính sách của các ứng cử viên Tổng thống Hàn Quốc : Ngoảnh mặt với thực tế của lao động nhập cư

Ba tháng sau khi áp dụng chế độ học tín chỉ ở cấp ba: Giáo viên phản đối, phụ huynh lo lắng, học sinh mệt mỏi

Khởi tố người đàn ông chiếm đoạt 240 triệu won tiền bảo hiểm bằng cách cố ý gây tai nạn 45 lần trong hơn 2 năm

Binh sĩ Hàn Quốc gốc Trung chuyển thông tin mật về tập trận Hàn - Mỹ cho tình báo Trung Quốc

Hàn Quốc siết chặt giám sát bầu cử tổng thống: Công bố số cử tri theo giờ, 260.000 cán bộ đều là công dân Hàn

Liệu có phải "nữ thần tháng 5" Go Min Si là đối tượng trong cáo buộc bạo lực học đường đang lan truyền mạng xã hội?

Tượng bán thân của nhà đấu tranh giành độc lập sẽ được giữ lại tại học viện quân sự sau tranh cãi về việc di dời

Cuộc đua nảy lửa giữa 4 “ông lớn” ngân hàng Hàn Quốc

Cổ phiếu sinh học “tăng sốc” theo tin đồn COVID-19 tái bùng phát
